Răng sứ được làm bởi lớp sườn ở bên trong và lớp sứ ở bên ngoài. Phân loại theo vật liệu cấu tạo, Răng sứ có thể được chia thành 2 loại cơ bản: loại có sườn bằng kim loại (có thể gọi là răng sứ- kim loại) và loại có sườn bằng sứ (răng toàn sứ).
Khi bạn bị mất răng, răng gãy vỡ, men răng lỗ chỗ, màu sậm do nhiễm thuốc kháng sinh tetracycline…, nha sĩ có thể khuyên bạn làm răng sứ.
Hiện có nhiều loại răng sứ đang được các nha khoa giới thiệu: răng sứ Cercon, răng sứ quý kim, răng sứ titan… Vậy các loại răng sứ này cụ thể ra sao, khác nhau như thế nào?
Răng sứ Tiatan
Răng sứ Titan, về mặt cấu tạo thì bên ngoài vẫn là lớp sứ bao phủ, chỉ có sườn kim loại bên trong là bằng titan.
Kim loại Titan thuần y học là một kim loại phổ biến, được sử dụng trong cấy ghép vào cơ thể người vì nó không gây dị ứng, ung thư, biến dạng,...
Kim loại Titan có tính tương hợp sinh học cao, có thể kết hợp tốt với tổ chức xương của cơ thể.
Đặc biệt, sứ Titan có cường độ kết hợp sứ kim loại chất lượng cao nên chu kì ưử dụng dài hơn. Do độ thuần của kim loại rất sạch nên có thể cải thiện dị ứng với thức ăn nóng hoặc lạnh, răng suất huyết, thâm đen viền nướu.
Răng sứ Titan
Mẫu răng sứ Titan trên lâm sàng
Răng sứ - kim loại
Được làm bởi lớp sườn bằng kim loại bên trong, phủ sứ ở bên ngoài. Do kim loại dễ biến đổi trong môi trường miệng, răng sứ kim loại thường dễ bị đổi màu, có đường viền xám ở phần cổ răng và nướu sau một thời gian sử dụng. Một số kim loại có thể gây dị ứng. Ưu điểm của răng sứ kim loại là chi phí tương đối tiết kiệm và có thể làm được cầu răng dài. Kim loại làm sườn răng có thể bằng các loại hợp kim sau:
- Hợp kim Niken-Crom: có ưu điểm là chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, Niken có thể gây dị ứng với một số người.
- Hợp kim Coban-Crom: do không có Niken, loại hợp kim này ít gây dị ứng.
- Hợp kim Niken-Crom-Titan: thường được gọi là Răng sứ titan. Titan làm cho răng sứ trở nên nhẹ hơn, nhất là với trường hợp cầu răng dài.
- Hợp kim quý: thường được gọi là răng sứ quý kim, với các thành phần chính là vàng, platin, palladium… Hợp kim quý hạn chế sự dị ứng và đổi màu của răng sứ.
 |
Răng sứ Kim loại |
Răng toàn sứ
Được làm hoàn toàn bằng sứ, răng toàn sứ có màu sắc trong, đẹp tự nhiên, không bị đổi màu và không gây dị ứng, đó là những ưu điểm của răng toàn sứ so với răng sứ kim loại. Răng toàn sứ có các thương hiệu phổ biến là Cercon, Emax, nên thường được các nha khoa giới thiệu với tên gọi răng sứ Cercon, răng sứ Emax…

Hình: Răng toàn sứ có màu sắc trong, đẹp tự nhiên
Với công nghệ CAD/CAM (computer aided design/ computer aided manufacture: Thiết kế/ Sản xuất với sự hỗ trợ của máy tính), hiện nay răng sứ được sản xuất hoàn toàn tự động từ khâu quét hình ảnh 3 chiều, tạo phôi và hoàn thiện sứ... Loại răng sứ này có độ chính xác, thẩm mỹ cao. Sườn được làm bằng zirconia là vật liệu công nghệ cao đã được dùng trong tàu vũ trụ, làm khớp nhân tạo trong y học…, có độ bền và chịu lực rất tốt. Với những ưu điểm trên, răng toàn sứ đang là sự lựa chọn phổ biến.
Mão Răng là gì?
Mão Răng hay còn gọi là chụp răng là 1 phục hồi nha khoa bao bọc quanh 1 răng và được dán vào Răng bằng xi-măng nha khoa.
Mão Răng được chỉ định phục hình cho các răng rời trong trường hợp răng bị gãy, mẻ lớn, răng sâu lớn không trám được, hoặc trám không đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Ngoài ra mão răng còn được chỉ định sử dụng trong các phục hình Implant.
 |
Mão răng |
Điều kiện tiên quyết để chỉ định mão răng là phải có chân răng (Có thể là chân răng thật hoặc trụ implant).
Về vật liệu sử dụng có thể là răng sứ - kim loại, toàn sứ Cercon-Ziconia hay răng sứ quý kim.
Cầu răng là gì?
Cầu răng được sử dụng khi bạn bị mất 1 hoặc 2 răng và các răng kế bên vẫn còn tốt để có thể làm trụ để gắn cầu răng.
Khi bạn bị mất 1 hoặc 2 răng vì một số lí do nào đó, có nhiều cách phục hình răng đã mất, như là sử dụng hàm giả tháo lắp, cắm ghép răng (Implant)… Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp sẽ rất bất tiện trong việc ăn uống và giao tiếp. Implant tuy rất tốt nhưng hiện nay chi phí còn khá cao nên cầu răng thường là một giải pháp hợp lý và tương đối tiết kiệm.
 |
Cầu răng |
Về kỹ thuật, để làm cầu răng bác sĩ sẽ mài bớt một lớp mỏng bên ngoài 2 răng trụ để làm cầu răng. Như vậy, nếu mất 1 răng, bạn phải làm 3 răng sứ, mất 2 răng phải làm 4 răng sứ.
Kỹ thuật này cho lực nhai khá tốt, bằng 80% so với lực nhai của răng thật
Gắn răng sứ sau khi điều trị